Khi bỏ qua nguyên nhân gốc của bệnh tật và từ chối việc ưu tiên các chuẩn mực về lối sống trong công tác phòng chống, cộng đồng y học đang đưa mọi người vào vòng nguy hiểm. Những quốc gia phát triển bị ảnh hưởng bởi lối sống Phương Tây, đang nằm trong tầm ngắm của khủng hoảng sức khỏe, đây chính là kết quả của lối sống thiếu lành mạnh. Các nghiên cứu của dịch, sinh thái, và trị liệu nhấn mạnh rất nhiều lần rằng hầu hết các căn bệnh mãn tính, bao gồm bệnh về tim mạch, ung thư, và tiểu đường loại 2, là kết quả của lối sống với chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, và lười vận động
Trong bài viết này, chúng tôi mô tả cách thực hành y học lối sống và những hiệu quả mạnh mẽ của nó lên “kẻ chủ mưu” của những căn bệnh và cái chết trẻ trong thời đại này. Chúng tôi chứng minh những lợi ích kinh tế mà ngành y học lối sống phòng chống bệnh tật và những hiệu quả mà nó mang đến cho hệ thống sức khỏe của chúng ta: một hệ thống đang đứng trước nguy cơ “phá sản”. Chúng tôi đề xuất những thay đổi cần thiết trước một thảm họa. Nhiều cái chết và nhiều nguyên nhân gây đau đớn, khổ sở, và bệnh tật có thể được phòng tránh nếu cộng đồng y học áp dụng hiệu quả và chia sẻ về sức mạnh của lối sống lành mạnh. Chúng tôi tin tưởng rằng y học lối sống nên trở thành cách tiếp cận chủ chốt với các căn bệnh mãn tính, và quan trọng hơn là cách phòng tránh chúng. Vì thế hệ tương lại, vì sức khỏe của chính chúng ta, và vì Lời Thề Hippocrates mà chúng ta đã tuyên thệ (Tôi thề sẽ không gây thương tổn), cộng đồng y học cần phải hành động ngay. Chúng tôi mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ tạo nguồn cảm hứng cho các đồng nghiệp bác sĩ khác thực hiện những nghiên cứu về y học lối sống, đồng thời, áp dụng chúng vào công tác chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Bây giờ chính là lúc để bắt đầu những thay đổi này.
Rất nhiều người nghĩ rằng y học lối sống là một chuyên khoa khá mới, mặc dù thực tế là ngành y học đã được thực hành hàng ngàn năm. Không giống như ngành y học truyền thống, trọng tâm của y học lối sống không nằm ở việc chữa trị các căn bệnh mãn tính, mà là phòng tránh chúng. Những căn bệnh mãn tính hiện tại là căn nguyên chính của tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đồng thời ảnh hưởng lớn đến chi phí chăm sóc sức khỏe. Hầu hết các căn bệnh mãn tính này có thể phòng tránh được, và chúng đều là kết quả của lối sống không lành mạnh. Hơn 80% các căn bệnh mãn tính đều có thể phòng tránh bằng cách áp dụng các Phương pháp lối sống lành mạnh. 80% dân số mong muốn có sức khỏe tốt nhưng không biết cách làm thế nào để đạt được. Bác sĩ/nhân viên y tế cung cấp rất ít thông tin việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả trong thời gian dài. Việc chấp nhận và thực hành lối sống lành mạnh là một thách thức lớn đối với chúng ta. Việc làm theo những lời khuyên về lối sống có thể cứu sống rất nhiều người khi mà các căn bệnh lối sống là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong trong thế giới hiện đại ngày nay. Cần một bài phân tích đanh thép để có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của lối sống đến sức khỏe
Vậy tại sao chúng ta lại bị bệnh và chết trước tuổi già? Các căn bệnh về tim mạch và ung thư được xem là hai “sát thủ” và là nguyên nhân của hơn phân nửa các ca tử vong tại Mỹ. Chúng ta đối mặt với những căn bệnh này tại quốc gia giàu có nhất thế giới, nơi có chi phí chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia phát triển nào, nhưng lại không đem đến hiệu quả tốt đẹp nào. Vấn đề chính là lựa chọn lối sống sai lầm vì những thông tin sai lệch.
Có một sự chuyển dịch mạnh mẽ về các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ trong gần 100 năm qua. Nếu các căn bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chính gây tử vong ở đầu thế kỷ 20, bệnh tim mạch và ung thư giờ đây đã trở thành nguyên nhân chủ đạo. Thêm vào đó, béo phì và tiểu đường không chỉ góp phần vào bệnh tim mạch và ung thư, mà còn là bệnh lý đi kèm; các căn nguyên chung của chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Cả hai đều là dấu hiệu của sự suy giảm sức khỏe trầm trọng, mỗi căn bệnh tự tạo điều kiện để tăng tỷ lệ mắc bệnh ở người. Điều này có thể thay đổi bằng cách thay đổi cách chúng ta chăm sóc sức khỏe bản thân và sức khỏe của bệnh nhân – thông qua y học lối sống.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng của chứng viêm, béo phì, và tiểu đường loại 2, cùng với cái giá của chúng đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi phân tích những dẫn chứng về việc áp dụng y học lối sống có thể tạo nên sự tha đổi không chỉ ở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mà còn tạo ra ảnh hưởng to lớn cho các căn bệnh mãn tính.
Y học lối sống chỉ ra những Phương pháp thực hành cơ bản, giúp kéo dài sự sống và có thể giúp bệnh nhân sống lâu và khỏe hơn, ít mắc bệnh hơn, và có được chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn. Phương pháp điều trị trong y học lối sống chính là ăn uống lành mạnh, sống năng động, cân nặng phù hợp, và quản lý cảm xúc một cách linh hoạt. Chúng tôi gọi “vùng đỏ” – tỷ lệ dân số Phương Tây thất bại trong việc áp dụng lối sống đó. Lối sống đóng vai trò đáng kể đối với sức khỏe; lối sống thiếu lành mạnh dẫn đến sức khỏe yếu kém, và lối sống lành mạnh sẽ mang đến sức khỏe viên mãn.
¼ sức khỏe của chúng ta có thể được cải thiện bằng cách áp dụng chế độ ăn chay hoàn toàn; luyện tập ở mức trung bình, và linh hoạt với cảm xúc. Chế độ ăn chay tăng cường khả năng dung nạp thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm từ động vật (bao gồm sữa) và thực phẩm chế biến sẵn. Thực hiện chế độ ăn chay đồng nghĩa với một chế độ ăn chống lại chứng viêm. Ăn chay sẽ tăng cường việc dung nạp rau xanh, củ quả, trái cây, các loại đậu, và ngũ cốc nguyên cám, biến chúng thành thực phẩm thiết yếu. Lợi ích của ăn chay được chứng minh có liên quan đến việc điều trị của bệnh tim mạch, và các căn bệnh ác tính khác. Thêm vào đó, chế độ ăn chống lại chứng viêm có những lợi ích cho người bị béo phì và tiểu đường, hai yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và nhiều trường hợp ung thư. Lợi ích của áp dụng lối sống lành mạnh có rất nhiều tư liệu dẫn chứng. Một lối sống thiếu lành mạnh có liên quan rất lớn với nhiều căn bệnh mãn tính, và có thể tạo ra những tác động lớn đến sự đoán sự phát triển của bệnh. Chúng tôi tóm tắt những dẫn chứng liên quan đến các bệnh về tim mạch và ba căn bệnh ác tính phổ biến nhất: ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt, và ung thư vú.