Ung thư là gì?

Ung thư là gì?

Ung thư là gì?

Ung thư là gì?

Ung thư là gì?
Trang chủ / Blog / Phục hồi bệnh mãn tính

Ung thư là gì?

Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường nhân lên không kiểm soát được, phá hủy các mô hoặc chức năng cơ thể, và hiện nay có khoảng hơn 200 loại ung thư khác nhau. Các loại phổ biến nhất là ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư ruột kết, khối u ác tính, bệnh bạch cầu và ung thư hạch. Mỗi loại ung thư có các triệu chứng khác nhau và được điều trị theo nhiều cách khác nhau. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các liệu pháp khác.

Các loại ung thư

Mỗi bệnh ung thư được đặt tên theo loại mô hoặc cơ quan mà tế bào ung thư bắt đầu hình thành. Một số ung thư thì rất phổ biến, ví dụ, 1 trong 7 nam giới có khả năng phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Một số khác thì rất hiếm, mỗi năm chỉ có một vài ca mắc bệnh.

10 bệnh ung thư phổ biến nhất ngoài ung thư da,  bao gồm:

1.     Ung thư vú

2.     Ung thư phổi

3.     Ung thư tuyến tiền liệt

4.     Ung thư ruột kết

5.     Ung thư bàng quang

6.     Khối u ác tính

7.     Ung thư hạch bạch huyết

8.     Ung thư tuyến giáp

9.     Ung thư thận

10.   Bệnh bạch cầu

Mặc dù chúng không nằm trong top 10 phổ biến nhất, ung thư tuyến tuỵ và ung thư nội mạc tử cung  (tử cung) nằm trong top 10 bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất.

Một số bệnh ung thư khác ít phổ biến hơn nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể đến nhiều người ở Hoa Kỳ mỗi năm, bao gồm ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn, khối u não và u tuỷ. Và có rất nhiều loại ung thư hiếm gặp khác.

Các triệu chứng của ung thư

Có nhận thức về các triệu chứng  phổ biến nhất của bệnh ung thư và hãy trao đổi  với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số nó, là điều rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn.

Các triệu chứng phổ biến của ung thư bao gồm:

  • Ho dai dẳng
  • Vết loét không lành hoặc bị thay đổi nốt ruồi
  • Khó thở
  • Các cơn đau như đau đầu, đau lưng, đau bụng và xương chậu, đau ở tứ chi
  • Mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Khàn tiếng
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khó nuốt
  • Chứng ợ nóng
  • Khối u và vết sưng ở bất cứ đâu trên cơ thể, đặc biệt là khối u vú hoặc tinh hoàn 
  • Các hạch bạch huyết mở rộng bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn bao gồm cả nách và háng
  • Bụng sưng và đầy hơi
  • Máu trong nước tiểu
  • Máu trong phân

 

Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn nhưng không kém phần quan trọng, bao gồm vàng da, sự đổi màu của da và thậm chí là khởi phát trầm cảm.

Gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào không giải thích được. Nếu những triệu chứng đó không được chữa khỏi, bạn cần phải quay lại và khám lần nữa.

Nhiều người vượt qua được ung thư vì họ không bỏ cuộc trước những chẩn đoán không rõ ràng.

Nguyên nhân

Có một loạt các đột biến gen cần phải diễn ra để một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư. Các cơ chế dẫn đến những đột biến này bao gồm:

  • Phá hủy trực tiếp DNA: Một số chất và phơi nhiễm có thể làm hỏng DNA trong các tế bào của bạn. Một ví dụ sẽ là phóng xạ hoặc một số chất gây ung thư từ môi trường.
  • Bệnh viêm mãn tính: Bất cứ khi nào các tế bào sinh sản và phân chia, có khả năng một tai nạn (đột biến DNA) sẽ xảy ra. Bệnh viêm mãn tính, ví dụ như viêm cây hô hấp hoặc viêm thực quản do hút thuốc, có thể dẫn đến ung thư bằng cách tăng khả năng xảy ra sai lầm trong phân chia tế bào.

Có một số yếu tố nguy cơ khiến các tế bào trở thành tế bào ung thư, bao gồm:

  • Yếu tố lối sống: Hút thuốc là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư. Hút thuốc gây ra nhiều loại ung thư khác nhau và là tác nhân cho gần một phần ba số ca tử vong do ung thư. Béo phì cũng có thể sớm vượt qua hút thuốc để trở thành nguyên nhân gây ung thư hàng đầu ở Hoa Kỳ, và thật không may, chỉ có một phần ba người Mỹ nhận thức được nguy cơ này. Uống quá nhiều rượu bia cũng tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
  • Phơi nhiễm môi trường: Phơi nhiễm radon gây ung thư và nếu trong nhà bạn có chứa khí này ở mức độ cao, thì đó chính là nguyên nhân phổ biến thứ hai của ung thư phổi.  Các công việc phải tiếp xúc  với các chất gây ung là một nguyên nhân quan trọng gây ung thư ở nam giới, nhưng tỷ lệ này cũng đang tăng cao ở phụ nữ.
  • Di truyền: Ung thư do di truyền có thể xảy ra khi con người thừa hưởng gen biến dị gây ảnh hưởng đến các tế bào bị tổn thương (gen ức chế khối u).
  • Vi-rút và các vi sinh vật khác: Vi-rút là nguyên nhân quan trọng gây ung thư, chịu trách nhiệm cho khoảng 25% bệnh ung thư trên toàn thế giới và 5% đến 10% bệnh ung thư ở Hoa Kỳ. Nhiễm trùng papillomavirus ở người (HPV) là nguyên nhân gây ra hầu hết các ca ung thư cổ tử cung, cũng như một số loại khác. H. pylori được cho là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư dạ dày ở Hoa Kỳ.

Điều quan trọng cần lưu ý là ung thư có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Ví dụ, ung thư bắt nguồn từ phổi là ung thư phổi nguyên phát. Ung thư xảy ra trong phổi do các tế bào ung thư đã di căn từ bộ phận khác, ví dụ như từ vú, được coi là ung thư phổi thứ phát (hay còn gọi là ung thư di căn đến phổi). Các tế bào ung thư trong hai trường hợp này không giống nhau.

Chẩn đoán Các xét nghiệm sàng lọc được thực hiện thường xuyên đối với một số loại ung thư, chẳng hạn như xét nghiệm máu trong phân cho ung thư ruột kết, xét nghiệm PSA cho ung thư tuyến tiền liệt, chụp quang tuyến vú cho ung thư vú và xét nghiệm PAP cho ung thư cổ tử cung. 

Các bước chẩn đoán tiếp theo sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá sức khỏe tổng quát của bạn cũng như liều lượng của một số chất (cao hoặc thấp trong cơ thể bạn), và trong trường hợp ung thư máu, các xét nghiệm giúp kiểm tra các tế bào bất thường.

Nghiên cứu hình ảnh có thể được thực hiện để tìm kiếm khối u. Chúng bao gồm tia X, chụp CT, siêu âm, MRI, chụp PET và xạ hình.

Khi nghi ngờ có khối u, bác sĩ thường sẽ làm sinh thiết nhằm phân tích các tế bào để xác định đó có phải là ung thư hay không.

Quá trình chẩn đoán cũng có thể bao gồm xác định giai đoạn, để kiểm tra xem tế bào ung thư có đang tập trung hay đã di căn nhằm đưa ra hướng điều trị. Có thể sẽ cần thêm các bài xét nghiệm, bao gồm các bài xét nghiệm về chất chỉ điểm ung thư và xét nghiệm di truyền, giúp xác định loại ung thư một cách chính xác.

Điều trị

Các phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn ung thư, cộng thêm nhiều yếu tố khác. Phương pháp điều trị ung thư có thể được tách thành hai loại chính:

  • Phương pháp điều trị cục bộ bao gồm phẫu thuật và xạ trị. Những phương pháp này có thể điều trị ung thư ở giai đoạn đầu, nhưng không thể tác động đến các tế bào ung thư đã di căn thông qua hệ thống máu hoặc bạch huyết. Khi ung thư được phát hiện sớm, phương pháp điều trị cục bộ thường có thể chữa khỏi ung thư.
  • Phương pháp điều trị toàn thân bao gồm hóa trị liệu, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp hormon và liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị các tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Phương pháp điều trị toàn thân thường chỉ áp dụng khi tế bào ung thư đã lan rộng (hoặc có khả năng đã lan rộng) và đối với các bệnh ung thư liên quan đến máu.

Mỗi bệnh ung thư đều khác nhau ở cấp độ phân tử, vì vậy hai người có cùng loại và giai đoạn ung thư có thể được điều trị theo những phương pháp rất khác nhau.

Các lựa chọn điều trị ung thư bao gồm:

  • Phẫu thuật: Đối với các khối u rắn, phẫu thuật thường mang lại cơ hội tốt nhất để chữa ung thư.
  • Hóa trị: Sử dụng các hóa chất gây độc tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Liệu pháp điều trị trúng đích: Liệu pháp điều trị trúng đích nhắm vào các tế bào ung thư hoặc các quá trình quan trọng đối với các tế bào ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là một phương pháp điều trị mới đối với bệnh ung thư, tận dụng khả năng chống ung thư của  hệ thống miễn dịch.
  • Liệu pháp nội tiết tố: Với một số bệnh ung thư, hormone sản xuất tự nhiên trong cơ thể có thể liên kết và kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư. Điều này có thể được ngăn chặn bằng cách giảm việc sản xuất hormone trong cơ thể hoặc bằng cách ngăn chặn khả năngcác hormone này tác dụng lên các tế bào ung thư.
  • Ghép tế bào gốc: Cấy ghép tế bào gốc có thể được sử dụng sau khi hóa trị  liều cao hoặc xạ trị để thay thế các tế bào máu trong tủy xương.
  • Đối phó: Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, điều đó sẽ gây ra một cú sốc lớn cho bạn, và bạn có thể trải qua một loạt các cảm xúc. Bạn có thể tức giận, tê liệt, bối rối, buồn bã hoặc lo lắng. Những phản ứng này là bình thường và có thể thay đổi từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Bạn bè và gia đình của bạn cũng có thể trải qua tình trạng hỗn loạn cảm xúc này.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hãy liên hệ với những người thân yêu của bạn. Đừng cố gắng giải quyết một mình. Học cách để người khác giúp bạn. Đặt nhiều câu hỏi và là người chỉ dẫn cho chính bạn trong việc điều trị ung thư của bạn.

Biết về chẩn đoán chỉ là khởi đầu của hành trình điều trị ung thư của bạn. Các phương pháp điều trị ung thư có thể gây mệt mỏi, và một số người mắc phải các triệu chứng phản ứng phụ sau khi đã kết thúc quy trình điều trị. Bạn cần tìm hiểu những cách thiết thực để đối phó với các triệu chứng này, cũng như cách quản lý  tài chính khi điều trị ung thư.

Phục hồi chức năng - cho dù đó là phục hồi chức năng cơ thể đã bị mất do ung thư, đối phó với căng thẳng sau chấn thương khi đã điều trị,, hoặc giảm thiểu khuyết tật do phù bạch huyết, có thể tạo ra sự khác biệt về chất lượng cuộc sống cho những người sống sót sau ung thư.

Cho dù bạn mới được chẩn đoán và đang tìm kiếm hỗ trợ, hoặc đã hoàn thành quá trình điều trị và sống sót, có rất nhiều tổ chức mà bạn có thể nhận được hỗ trợ từ họ.

Đối với bạn bè và các thành viên trong gia đình, điều quan trọng nhất là sự hiện diện của bạn. Hỗ trợ người thân bị ưng thư cũng có nghĩa là tự chăm sóc bản thân. Nói thì dễ hơn làm, nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn khi thời gian trôi qua.

                                                                                                                                         Theo Internet