Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD)

Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD)

Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD)

Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD)

Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD)
Trang chủ / Blog / Phục hồi bệnh mãn tính

Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD)

Rối loạn Hậu chấn thương Tâm lý hay Rối loạn căng thẳng sau chấn thương - (Posttaumatic Stress Disorder- PTSD) .

 

Khi tinh thần liên tục phải chịu đựng, đối phó với những tình huống căng thẳng, khó chịu hay sợ hãi, não bộ sẽ kích hoạt phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" khiến adrenaline được tiết ra, tạm thời giúp cơ thể tăng cường sức mạnh để đối phó mối đe doạ.

Khi mối đe doạ đi qua, chỉ còn lại dư chấn cảm xúc.
Dư chấn này đôi khi có thể tạm bị lãng quên trong tiềm thức, hay còn gọi là PTSD ẩn giấu. Sau đó, cuộc sống tiếp tục trải qua nhiều lo lắng, bất an, tổn thương, tội lỗi, sợ hãi ...đều bắt nguồn từ cảm xúc tiêu cực vẫn còn trong tiềm thức, gây ra PTSD nghiêm trọng hơn.

PTSD có nhiều mức độ khác nhau.Các yếu tố kích hoạt PTSD có thể là bị đuổi việc, bị phản bội, chia tay, tai nạn, căng thẳng tài chính, bị lạm dụng, bạo hành, cha mẹ ly hôn, bệnh tật, dịch bệnh như Covid -19... để lại những cảm xúc như sợ hãi, bất an, lo lắng, nghi ngờ, hoảng loạn, tránh né, tức giận, cảnh giác, thái quá, kích động, mất tập trung, phòng thủ, buồn bã, hoài nghi, xấu hổ, mất tự tin....

PTSD ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn của chúng ta trong cuộc đời và làm thay đổi cả con người.

Có thể bạn không nhận ra mình bị PTSD nhưng hãy để ý những vấn đề đã kể ra ở trên.PTSD có xu hướng tự chồng chất.Nếu bạn có xu hướng tránh né, suy sụp trong một số trường hợp mà không hiểu tại sao, đó có thể là DẤU HIỆU của PTSD.

Các dấu hiệu khác có thể biểu hiện ở việc bạn có thể thích các hoạt động kích thích adrenaline như nhảy bungee, các môn thể thao cường độ cao, cảm giác mạnh hay chôn vùi cảm xúc bằng rượu, ma tuý, thèm ăn cao độ một số loại thực phẩm nào đó.Hoặc có thể, bạn bị gắn với những danh hiệu như nhạy cảm quá mức, dễ tự ái, dễ tổn thương, háy cáu giận, yếu đuối, tủn mủn.Những dấu hiện này cho thấy một số việc nào đó đã xảy ra trong thời gian dài, dẫn đến những phản ứng hiện tại.

PTSD có thể được chữa lành bằng dinh dưỡng, tập luyện, thay đổi lối sống, cảm xúc, tâm hồn.
Khi được chữa lành, bạn sẽ được giải thoát tâm trí và ý thức khỏi vết thương PTSD không dễ phát hiện. Bạn sẽ tăng năng lực hoạt động và mở ra cho mình một cuộc đời mới với những điều tốt đẹp mà trước đây mình bị mắc kẹt.

Liên hệ Happy Lifestyle để được chữa lành dứt điểm PTSD.