Những bài học từ dịch Covid-19 của gia đình Happy Lifestyle

Những bài học từ dịch Covid-19 của gia đình Happy Lifestyle

Những bài học từ dịch Covid-19 của gia đình Happy Lifestyle

Những bài học từ dịch Covid-19 của gia đình Happy Lifestyle

Những bài học từ dịch Covid-19 của gia đình Happy Lifestyle
Trang chủ / Blog / Thay đổi lối sống

Những bài học từ dịch Covid-19 của gia đình Happy Lifestyle

1. SỢ ĐÓI & SỢ CHẾT:

Đây là 2 nỗi sợ lớn nhất của con người. Sợ đói gây ra lòng tham, gây ra hành động vơ vét siêu thị mà không quan tâm đến người khác. Lòng tham làm cho con người làm những chuyện tội lỗi như sản xuất khẩu trang giả, buôn gian bán lận bất chấp trong hoàn cảnh nào. Sợ chết làm con người hoảng loạn, mất phương hướng, khổ đau.

2. KHÔNG SỢ HÃI:

Sự sợ hãi sẽ gây hoang mang, gây stress và có thể gây bệnh. Khi virus không tấn công bạn nhưng bạn lại bệnh vì SỢ. Bệnh sợ là bệnh của sự lo lắng, sợ hãi, bất an. Khi quá sợ hãi nghĩa là bạn thiếu NIỀM TIN, không tin vào sức khoẻ của chính mình. Đây là chúng ta nên thay đổi lối sống, chú trọng đến dinh dưỡng và sống lành mạnh.

3. PHÒNG BỆNH:

Khi bạn có NIỀM TIN vào sức khoẻ của mình nghĩa là bạn có ý thức phòng bệnh. Có ý thức phòng bệnh nghĩa là bạn hiểu được chính xác giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn. Bạn ăn những gì CƠ THỂ CẦN chứ không ăn những gì mình thích. Bạn biết rửa tay trước khi ăn, bạn siêng năng vận động, bạn làm chủ cảm xúc, tâm trí, bạn sống ngay thẳng, trung thực với bản thân và mọi người xung quanh, bạn có tinh thần thoải mái, minh mẫn thì virus sẽ sợ bạn!

4. SUY NGHĨ TÍCH CỰC:

Vì khi bạn suy nghĩ tiêu cực, nói lời tiêu cực thì diễn biến về Covid-19 vẫn không có gì thay đổi, và hậu quả là chẳng những bạn không thể vui vẻ mà còn gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn có sức mạnh, niềm tin để bình tĩnh vượt qua bất cứ trở ngại nào.

5. TIN VÀO SỰ MAY MẮN:

Khi bạn không đi cố ý đi du lịch, đi chơi, tụ tập nơi đông người trong thời điểm này, bạn cẩn thận nghe theo mọi lời khuyến cáo và bạn có sức khoẻ tốt, thì đó là nhờ bạn may mắn. May mắn này do chính bạn tạo ra từ phong cách sống của bạn.

6. BIẾT ƠN:

Nếu bạn nằm trong nhóm vẫn được trả lương, vẫn có việc để làm để bản thân không trở nên lười biếng thì bạn hãy biết ơn công ty của mình. Có nhiều điều bạn cũng cần biết ơn như được chăm sóc miễn phí trong khu cách ly, được mọi người xung quanh động viên, thăm hỏi, chia sẻ. Khi biết ơn, bạn vẫn cảm thấy niềm vui của tình người.

7. SỐNG TIẾT KIỆM:

Tiết kiệm không phải là keo kiệt. Tiết kiệm là chúng ta biết sử dụng tiền đúng cách. Trong những thời điểm không có thu nhập, chúng ta vẫn sống được nếu chúng ta luôn biết tiết kiệm một phần thu nhập của mình. Tiền chỉ là phương tiện. Xe cũng là một loại phương tiện. Khi ta biết cách đổ loại xăng nào cho chiếc xe, biết cách chăm sóc bảo dưỡng thì ta cũng biết sử dụng tiền theo cách như vậy.
Xe lúc nào cũng phải có xăng chứ không đợi chạy hết sạch mới đổ xăng vì đôi khi ta không biết đoạn đường sắp tới còn bao xa. Tiền cũng không xài hết sạch mỗi tháng, phung phí vào những nhu cầu không cần thiết vì không ai biết chắc ngày mai sẽ có thiên tai hay biến động gì. Xe cũng dùng để chở người khác chứ không phải để chạy một mình. Tiền cũng để chia sẻ, giúp đỡ người khác chứ không chỉ sử dụng cho bản thân, gia đình mình.

8. SỰ TẬP TRUNG:

Hàng ngày, mọi hành động của con người quá tập trung vào bên ngoài, vào những giá trị vật chất. Cái không thấy – cái vô hình mới quyết định cái hữu hình. Hữu hình là vật chất, vô hình là tâm hồn, các giá trị tinh thần. Con virus cũng vô hình! Khi mọi người quên mất việc trau dồi, làm đẹp tâm hồn, chỉ lo chạy theo vật chất thì sẽ mất đi sự cân bằng. Đây là lúc con người nên suy ngẫm về các giá trị tinh thần để thân tâm cân bằng, cơ thể mới khoẻ mạnh.

9. NHÌN LẠI BẢN THÂN:

Dao sử dụng lâu cũng phải mài. Người đi nhanh quá, làm nhiều quá, đôi khi cũng cần “khoảng lặng”, dừng lại để suy ngẫm, để gọt dũa mình cho hoà hợp với xung quanh. Những lúc có biến cố, là lúc ta hiểu hơn mình là ai, hiểu thêm người khác như thế nào, hiểu thêm về lòng tốt hay sự dối trá, về sự rộng lượng hay tham lam toan tính, hiểu thêm về xã hội để có sự chuẩn bị tốt hơn cho chặng đường tiếp theo của cuộc đời.

10. SỐNG VỚI HIỆN TẠI:

Cuộc sống ngày càng chạy theo vật chất, đồng tiền làm cho mọi người quên đi mất nhau. Đây là lúc mọi người “bớt chạy” mà phải quay về sống với hiện tại. Mọi người hạnh phúc hơn với bữa cơm gia đình, có nhiều thời gian hơn với con cái, cảm thấy trân trọng hơn công việc và mọi thứ mình đang có xung quanh, có thời gian tập thể dục, chăm sóc bản thân.

11. SỰ CÂN BẰNG:

Cân bằng là sự tối ưu để mọi vật được tồn tại. Người có sức khoẻ cân bằng sẽ không bị bệnh. Xã hội cân bằng thì con người sẽ không náo loạn.Trái đất cân bằng thì loài người được bình an. Khi có biến cố, thiên tai, dịch bệnh nghĩa là có sự mất cân bằng đang xảy ra. Sự cân bằng chỉ được tái lập khi có sự nỗ lực của tất cả mọi người trong tất cả mọi hành động.

12. THUẬN THEO TỰ NHIÊN:

Tất cả mọi sự vật trên đời này có sinh ắt có diệt, có phá huỷ sẽ có hồi sinh, cũng như có nóng – lạnh, mỏng - dầy, nhanh – chậm, sáng – tối, âm dương, sinh ra – chết đi... Sự đối lập luôn tồn tại, đó là quy luật tự nhiên. Đã là quy luât tự nhiên nên không ai có thể tránh khỏi. Không ai có thể trốn được tự nhiên, cho dù có mặc đồ bảo hộ.

TẤT CẢ LÀ NHỮNG BÀI HỌC –  Bài học giúp chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm, lớn lên, trưởng thành để chúng ta học cách làm người. Khi biết làm người, chúng ta không có lý do gì để sợ con virus vô hình.