Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng
Trang chủ / Blog / Thay đổi nhận thức

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng


Sợ hãi là một trong những cảm xúc mạnh mẽ nhất. Nó có tác động rất mạnh đến tâm trí và cơ thể của bạn.
Sợ hãi có thể tạo ra phản ứng mạnh mẽ khi chúng ta trong tình huống khẩn cấp - ví dụ, nếu chúng ta bị kẹt trong một trận hỏa hoạn hoặc đang bị tấn công.
Nó cũng ảnh hưởng khi bạn phải đối mặt với các sự kiện không nguy hiểm, như các kỳ thi, nói trước công chúng, một công việc mới, một cuộc hẹn hò, hoặc thậm chí là một bữa tiệc. Nó là một phản ứng tự nhiên đối với một mối đe dọa mà chúng ta cảm thấyhoặc đã thực sự xảy ra.
Lo lắng là từ mà chúng ta dùng để mô tảmột số loại sợ hãi do suy nghĩ tạo ra về một mối đe dọa hoặc về một chuyện gì đó không đúng sẽ xảy ra trong tương lai.
Sợ hãi và lo lắng có thể kéo dài trong một thời gian ngắn và sau đó qua đi, nhưng chúng cũng có thể tồn tại lâu hơn và bạn có thể bị mắc kẹt với chúng. Trong một số trường hợp, chúng có thể chiếm lấy cuộc sống của bạn, ảnh hưởng đến khả năng ăn, ngủ, tập trung, du lịch, tận hưởng cuộc sống, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến việc bạn rời khỏi nhà để đi làm hoặc đi học. Điều này có thể cản trở bạn làm những việc bạn muốn hoặc cần làm, và nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Một số người trở nên choáng ngợp vì sợ hãi và muốn tránh những tình huống có thể khiến họ sợ hãi hoặc lo lắng. Có thể khó để phá vỡ chu trình này, nhưng có rất nhiều cách để làm điều đó. Bạn có thể học cách cảm thấy bớt sợ hãi và đương đầu với nỗi sợ hãi để nó không hủy hoại cuộc sống của bạn.

Điều gì làm bạn sợ?

Rất nhiều điều khiến chúng ta cảm thấy sợ hãi. Sợ một số điều - như hỏa hoạn - có thể giữ cho bạn an toàn. Sợ thất bại có thể khiến bạn cố gắng làm tốt để bạn thắng được thất bại, nhưng nó cũng có thể ngăn bạn làm tốt nếu cảm giác đó quá mạnh mẽ.
Bạn sợ điều gì và cách bạn hành động khi bạn sợ điều gì đó có thể khác nhau ở mỗi người. Chỉ cần biết những gì làm cho bạn sợ và lỳ do tại sao chính là bước đầu tiên để giải quyết các vấn đề liên quan đến  nỗi sợ.

Điều gì làm bạn lo lắng?

Bởi vì lo lắng là một loại sợ hãi, những điều chúng tôi mô tả về nỗi sợ hãi ở trên cũng đúng với sự lo lắng.
Từ “lo lắng”có xu hướng được sử dụng để mô tả sự bồn chồn, hoặc khi nỗi sợ hãi đang làm phiền bạn và tồn tại theo thời gian. Nó được sử dụng để mô tả nỗi sợ hãi về một điều gì đó trong tương lai, hơn là những gì đang xảy ra ngay bây giờ.
Lo lắng là một từ thường được sử dụng bởi các chuyên gia y tế khi họ mô tả nỗi sợ hãi dai dẳng. Cách bạn cảm thấy sợ hãi và lo lắng rất giống nhau, vì cảm xúc cơ bản là như nhau.

Cảm giác về sợ hãi và lo lắng là như thế nào?

Khi bạn cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng nghiêm trọng, tâm trí và cơ thể của bạn hoạt động rất nhanh. Đây là một số trong những điều có thể xảy ra:
+ Tim bạn đập rất nhanh - có thể không đều
+ Bạn thở rất nhanh
+ Bạn cảm thấy cơ bắp yếu ớt
+ Bạn đổ mồ hôi nhiều
+ Bụng của bạn quặn lên hoặc ruột của bạn cảm thấy lỏng lẻo
+ Bạn thấy khó tập trung vào bất cứ điều gì 
+ Bạn cảm thấy chóng mặt.
+ Bạn cảm thấy đông cứng tại chỗ
+ Bạn không có thể ăn
+ Bạn đổ mồ hôi nóng và lạnh
+ Bạn bị khô miệng
+ Cơ bắp của bạn căng cứng
Những điều này xảy ra do cơ thể bạn đang chuẩn bị bạn cho trường hợp khẩn cấp khi bạn cảm thấy sợ hãi, do đó nó làm cho máu của bạn chảy đến cơ bắp, làm tăng lượng đường trong máu và cho bạn khả năng tinh thần để tập trung vào thứ mà cơ thể bạn coi là mối đe dọa.
Với sự lo lắng, về lâu dài, bạn có thể có một số triệu chứng nêu trên cũng như cảm giác sợ hãi dai dẳng hơn, và bạn có thể cáu kỉnh, khó ngủ, đau đầu hoặc khó khăn trong công việc và lên kế hoạch cho tương lai; bạn có thể có vấn đề khi quan hệ tình dục, và có thể mất đi tự tin.

Tại sao tôi cảm thấy như vậy khi tôi không gặp nguy hiểm thực sự?

Con người thời cổ cần những phản ứng nhanh, mạnh mẽ mà nỗi sợ gây ra, vì họ thường ở trong tình huống nguy hiểm về thể chất; tuy nhiên, chúng ta không còn phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự trong cuộc sống hiện đại.
Mặc dù vậy, tâm trí và cơ thể của chúng ta vẫn hoạt động giống như tổ tiên của chúng ta và chúng ta có những phản ứng tương tự với những lo lắng hiện đại về  hóa đơn, du lịch và các tình huống xã hội. Nhưng chúng ta không thể bỏ chạy hoặc tấn công vật lý những vấn đề này!
Bản thân cảm giác sợ hãi cũng là một điều đáng sợ - đặc biệt là nếu bạn đang trải nghiệm chúng và bạn không biết tại sao, hoặc nếu chúng có vẻ không phù hợp với tình huống. Thay vì cảnh báo bạn về một mối nguy hiểm và chuẩn bị cho bạn để đối phó với nó, nỗi sợ hãi hoặc lo lắng của bạn có thể tác động đến bất kỳ mối đe dọa trong tâm trí, có thể chỉ là tưởng tượng hoặc mối nguy nhỏ.

Tại sao nỗi sợ hãi của tôi không biến mất và khiến tôi cảm thấy bình thường trở lại?

Cảm giác sợ hãi có thể chỉ xuất hiện một lần khi bạn phải đối mặt với một điều gì đó không quen thuộc.
Nhưng nó cũng có thể là một vấn đề hàng ngày, và kéo dài - ngay cả khi bạn biết lý do tại sao. Một số người cảm thấy lo lắng mọi lúc, mà không có bất kỳ nhân tố kích thích cụ thể nào.
Có rất nhiều yếu tố gây ra nỗi sợ hãi trong cuộc sống hàng ngày, và bạn có thể luôn luôn tìm ra chính xác lý do tại sao bạn sợ hãi hoặc khả năng bạn bị tổn hại như thế nào. Ngay cả khi bạn có thể thấy nỗi sợ hãi không đáng kể như thế nào, phần cảm xúc trong não bạn vẫn gửi tín hiệu nguy hiểm đến cơ thể bạn.
Đôi khi bạn cần những phương pháp tinh thần và thể chất để giải quyết nỗi sợ hãi.

Cơn hoảng loạn là gì?

Một cơn hoảng loạn là khi bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi cảm giác sợ hãi về thể chất và tinh thần - những dấu hiệu được liệt kê trong phần "Cảm giác sợ hãi và lo lắng là như thế nào?" Những người bị hoảng loạn nói rằng họ cảm thấy khó thở và họ có thể lo lắng rằng họ đang bị đau tim hoặc sẽ mất kiểm soát cơ thể. Xem phần ‘Hỗ trợ và thông tin” ở phần cuối của bài viết này nếu bạn muốn được giúp đỡ khi trải qua hoảng loạn.

Nỗi ám ảnh là gì?

Nỗi ám ảnh là nỗi sợ hãi tột cùng về một loài động vật, sự vật, địa điểm hoặc tình huống cụ thể. Những người mắc chứng ám ảnh có nhu cầu rấtlớn để tránh mọi tiếp xúc với nguyên nhân cụ thể của sự lo lắng hoặc sợ hãi. Ý nghĩ tiếp xúc với nguyên nhân của nỗi ám ảnh khiến bạn lo lắng hoặc hoảng loạn.

Làm thế nào để tôi biết nếu tôi cần giúp đỡ?

Sợ hãi và lo lắng có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta mọi lúc mọi nơi. Chỉ đến khi nghiêm trọng và kéo dài, các bác sĩ mới coi đó là vấn đề sức khỏe tâm thần. Điều tương tự cũng đúng nếu một nỗi ám ảnh đang gây ra vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của bạn, hoặc nếu bạn đang trải qua các cơn hoảng loạn.

Làm thế nào tôi có thể giúp mình?

Đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn nếu bạn có thể
Nếu bạn luôn tránh những tình huống khiến bạn sợ hãi, bạn có thể ngừng làm những việc bạn muốn hoặc cần làm. Bạn không có cơ hội để có thể kiểm tra xem liệu tình hình có luôn tồi tệ như bạn nghĩ  hay không, vì vậy bạn bỏ lỡ cơ hội tìm ra cách quản lý nỗi sợ hãi và giảm bớt lo lắng. Các vấn đề lo âu có xu hướng gia tăng nếu bạn vẫn giữ mô-típ này. Tiếp xúc với nỗi sợ hãi của bạn có thể là một cách hiệu quả để vượt qua sự lo lắng này.

Hiểu biết chính mình
Cố gắng tìm hiểu thêm về nỗi sợ hãi hoặc lo lắng của bạn. Giữ một cuốn nhật ký lo lắng hoặc nhật ký suy nghĩ để ghi lại khi nó xảy ra và những gì xảy ra. Bạn có thể thử đặt cho mình những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được để đối mặt với nỗi sợ hãi của mình. Bạn có thể mang theo một danh sách những thứ giúp ích vào những lúc bạn có khả năng trở nên sợ hãi hoặc lo lắng. Đây có thể là một cách hiệu quả để giải quyết những niềm tin tiềm ẩn đằng sau sự lo lắng của bạn.

Tập thể dục
Tăng thời gian tập thể dục của bạn. Tập thể dục đòi hỏi sự tập trung, và điều này có thể khiến tâm trí bạn thoát khỏi sợ hãi và lo lắng.

Thư giãn
Học các kỹ thuật thư giãn có thể giúp bạn giải quyết giác sợ hãi về tinh thần và thể chất. Những gì bạn cần làm làthả lỏng vai và hít thở sâu. Hoặc tưởng tượng bản thân đang ở một nơi thư giãn. Bạn cũng có thể thử học những thứ như yoga, thiền, mát-xa hoặc nghe các bài nói về sức khỏe.

Ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều trái cây và rau quả, và cố gắng tránh  đường.  Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột sau khi tăng bất thừng có thể mang lại cho bạn cảm giác lo lắng. Tránh uống quá nhiều trà và cà phê, vì caffeine có thể làm tăng mức độ lo lắng.
Tránh uống rượu, hoặc uống với liều lượng phù hợpThông thường,mọi người có xu hướng uống rượu bia khi họ cảm thấy lo lắng. Một số người gọi rượu là “sự can đảm của Hà Lan”, nhưng hậu quả của rượu có thể khiến bạn cảm thấy sợ hãi hoặc lo lắng hơn nữa.

Liệu pháp bổ sung
Một số người thấy rằng các liệu pháp hoặc bài tập bổ sung, chẳng hạn như các kỹ thuật thư giãn, thiền, yoga hoặc t’ai chi, giúp họ giải quyết nỗi lo lắng.

Đức tin/ tâm linh
Nếu bạn có tôn giáo hoặc tâm linh, điều này có thể mang đến cho bạn cảm giác kết nối với một điều gì đó lớn hơn chính bạn. Đức tin có thể là một cách đối phó với căng thẳng hàng ngày, và đi nhà thờ và tham gia các nhóm đức tin có thể kết nối bạn với một mạng lưới hỗ trợ có giá trị.

Làm thế nào để tôi được giúp đỡ?

Trị liệu bằng nói chuyện
Các liệu pháp nói chuyện, như tư vấn hoặc Trị liệu hành vi nhận thức, rất hiệu quả đối với những người có vấn đề lo âu, bao gồm Trị liệu hành vi nhận thức bằng máy tính, sẽ đưa bạn qua một loạt các bài tập tự giúp đỡ bản thânbằng máy tính..

Các nhóm hỗ trợ
Bạn có thể học được rất nhiều về việc quản lý sự lo lắng từ việc trò chuyện vớinhững người đã trải nghiệm nó. Các nhóm hỗ trợ địa phương hoặc các nhóm tự trợ giúp tập hợp những người có trải nghiệm tương tự để họ có thể nghe thấy những câu chuyện khác nhau, chia sẻ mẹo và khuyến khích nhau thử những cách mới để tự quản lý bản thân. Bác sĩ, thư viện hoặc văn phòng tư vấn công dân địa phương sẽ có thông tin chi tiết về các nhóm hỗ trợ gần bạn

Theo Internet