Công ty, hoặc tổ chức của bạn có Giám đốc Hạnh phúc không? Không ư? Chà, điều này không nên chút nào. Chúng ta có CEO / Giám đốc Sản xuất / Trưởng phòng / Trưởng nhóm để làm gì? Họ có mặt trong công ty không chỉ đơn thuần vì "Vai trò của họ trong việc kinh doanh" - mà mục đích của bất kỳ nhà lãnh đạo nào là phải thường xuyên theo sát và cải thiện mức độ hạnh phúc của người đang đi theo họ. Nếu các nhà lãnh đạo muốn thành công, thì đây là điều mà họ phải làm.
Vậy bộ phận nhân sự thì sao? Không phải bộ phận này mới chịu trách nhiệm về nhân viên và sức khỏe của mọi người sao? Nếu bạn đang hướng đến mục tiêu mang tính xây dựng và tích cực cho mọi người, đừng suy nghĩ như vậy.
Chúng ta muốn nhân viên hạnh phúc hay năng suất?
Có rất nhiều số liệu thống kê chỉ ra các thuộc tính làm việc của nhóm tương quan như thế nào với việc tăng lương, năng suất, và “kiên cường” – đây là điểm mà hầu hết các công ty tư vấn quản lý ngày nay đều tập trung vào. Các nhóm làm việc có tính chất kiên cường thường đạt hiệu quả và năng suất cao hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy thành viên của các nhóm nàycó quyết tâm cao với thành công, và thực hiện công việc tốt hơn các nhóm chỉ đạt mức “hài lòng”,những người trong nhóm “hài lòng” thường dễ bị sụp đổ vì căng thẳng.
Có phải chúng ta đang kết luận rằng các nhóm làm việc đạt mức “hài lòng, an toàn, không bứt phát” thì không có khả năng xử lý và đối mặt với thay đổi, và chấp nhận thử thách? Chúng ta có nên lý giải rằng việc thiếu tôn trọng là nguyên nhân của việc thiếu ý chí của các nhóm “hài lòng và an toàn”, và rằng chúng ta nên tặng thêm khó khăn , để họ nhìn ra sức chịu đựng của bản thân? Không hẳn là như vậy.
Ngược lại, họ càng an toàn, thì họ càng hạnh phúc, và càng làm việc hiệu quả đồng thời có thể điều hướng nghịch cảnh.
Các nghiên cứu hiện nay chỉ quan tâm đến tốc độ và hiệu suất làm việc. Vậy ai mới là người có nhiệm vụ tìm hiểu sự phức tạp của những yếu tố tạo nên động lực cho con người, rồi sau đó điều chỉnh và áp dụng chúng cho mọi người, hoặc ít nhất là cho mỗi nhóm làm việc?
Không có ai cả. Hầu hết các tổ chức, công ty đều dựa vào các ý tưởng lỗi thời trong việc tuyển chọn những người giỏi nhất, sau đó họ cần làm gì khi đã có những người giỏi đó, và chế độ đãi ngộ, chương trình phát triển và quản lý tài năng của các tổ chức vẫn còn chưa đủ. Chúng ta dường như đang cam chịu một thực tế rằng việc cảm thấy không hạnh phúc tại nơi làm việc là điều bình thường, đặc biệt là trong các công ty lớn, và chúng ta không đòi hỏi hoặc mong đợi điều này được thay đổi, đồng thời,chúng ta cũng không bao giờ có thể mơ ước được quan tâm đầy đủ về cảm xúc và động lực trong công việc.
Khi những người khởi nghiệp bước vào môi trường tập đoàn, họ sững sờ khi thấy một nền văn hóa cực kỳ thiếu sự tôn trọng đối với người lao động, và khiến cho người lao động cảm thấy bản thân không xứng đáng, đồng thời quên mất rằng làm việc là quá trình trao đổi có ý nghĩa giữa hai bên, chứ không phải là một cuộc tập trận
Giữ cho nhân viên hạnh phúc - Sức khỏe là một thù lao xứng đáng
Có một thực tế là ngay cả trong các công ty, tổ chức đặt mục tiêu tạo ra và duy trì hạnh phúc của nhân viên, mục tiêu này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Khi là một người tiêu dùng, các sản phẩm công đã mang lại cho chúng ta sự thoải mái và hài lòng, nhưng sản phẩm công nghệ dành cho công việc lại không mang đến sự hài lòng tương tự, và chỉ bây giờ, công việc đã và đang bắt đầu trở thành một chủ đề được quan tâm nghiêm túc, do đó, công nghệ bắt đầu hướng đến việc làm sao để thoải mái hơn trong công việc
Cho đến nay, hầu hết doanh nghiệp đều dựa vào các hình thức tăng năng suất và ý thức làm việc của nhân viên bằng phần thưởng tiền mặt để có được, và không có gì ngạc nhiên khi mà việc làm này không thực sự thành công. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có dữ liệu để tìm ra ai phù hợp cái gì, và cái gì quan trọng với ai, thưởng bằng tiền mặt khi nào, và nên tuyên dương, khiến cho nhân viên cảm thấy tự hào khi nào, v.v. Chúng ta phải học cách sử dụng những công cụ này
Vậy thì, điều gì thực sự làm cho mọi người hạnh phúc?
Đừng để họ ngồi yên – Sự linh hoạt vĩnh viễn
Ngoài yếu tố môi trường, một yếu tố có khác rất có tiềm năng trong việc mang đến hạnh phúc cho nhân viên - là khái niệm "linh hoạt mọi lúc". Mọi người có thể hiểu điều nay theo nhiều cách khác nhau, nhưng về lý thuyết, khai niệm này muốn đề cao việc nhằm cho nhân viên có cơ hội tốt nhất để tỏa sáng, chúng ta phải để họ làm việc theo thời khóa biểu riêng của họ. Giờ làm việc riêng, địa điểm làm việc riêng. Bằng cách tập trung và thu hẹp các công việc thực sự cần sự hợp tác trực tiếp, những công việc khác sẽ tùy thuộc vào lịch trình của cá nhân, và với sự trợ giúp của các công cụ kỹ thuật số.
Đây là một mục tiêu cao cả, và chưa ai có thể đưa ra bất kỳ ví dụ nào về việc họ đã kết hợp hoàn hảo năng lượng sáng tạo ở các khu vực địa lý khác nhau, ngay cả trong các tập đoàn công nghệ khổng lồ hoặc các đơn vị khởi nghiệp, điều đó có nghĩa xu hướng này có thể sẽ mất thêm vài năm nữa để trở nên phổ biến, nhưng có lý do chính đáng để tin rằng nó có tác động lớn lao lên cảm xúc của những người lao động tận dụng nó.
Tạo cảm giác an toàn cho nhân viên - tâm lý an toàn, vàvăn hóa nhân văn cởi mở
Tất cả những điều đề cập ở trên đều là khía cạnh thể chất về cuộc sống công việc của một người, không phải là khía cạnh cảm xúc, và đương nhiên, đây là nhân tố đứng thứ hai trong việc tạo ra sự hài lòng của nhân viên.
Một nhóm làm việc tốt, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, và cảm thấy được hỗ trợ trong công việc là những điều rất quan trọng, chứ không phải cùng ăn pizza và uống bia tại các buổi họp mặt cuối tuần sẽ làm cho nhân viên cảm thấy họ là một phần của môi trường làm việc an toàn.
Để đổi mới, mọi người cần phải cảm thấy an toàn.
Để nhân viên có thể sáng tạo và theo đuổi mục đích mà họ thực sự quan tâm, họ cần cảm thấy được trao tặng sức mạnh và an toàn.
Để phát biểu và đóng góp trị bằng cách nói lên ý kiến hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân, nhân viên cần quan tâm và cần cảm thấy an toàn.
Bất kể mục đích cuối cùng là gì, cách duy nhất để mang đến sức khỏe cảm xúc cho nhân viên là bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản nhất của con người, gần như dưới đáy của kim tự tháp Maslow - nhu cầu an toàn. Sau đó, chúng ta mới có thể làm cho họ cảm thấy họ thuộc về nơi làm việc, cảm thấy có giá trị và là chính mình.
Quan tâm đến nhân viên
Trong bất kỳ công ty, tổ chức nào, các cá nhân tài năng đều có thể trở thành những nhà lãnh đạo tốt, và trong bài viết này không đề xuất rằng nhà lãnh đạo tốt là người là người lớn tuổi hoặc là một người lãnh đạo con người sâu sắc, chẳng hạn như dẫn dắt bằng sức mạnh của sự đồng cảm, của hiểu biết chung, và đối xử với mọi người bằng thái độ tôn trọng, và yêu thương. Những yếu tố này không nên được đánh giá cao. Chúng ta nên suy nghĩ nhiều hơn về những gì tạo nên sức mạnh cho các nhà lãnh đạo này, vì họ cũng cần phải cảm thấy hạnh phúc và an toàn, trong khi họ phải chịu nhiều trách nhiệm hơn khi đứng ở vị trí cao.
Nhưng thực tế, những ai chỉ có một nhóm làm việc "dưới quyền" họ, việc tạo ra sự an toàn nên là ưu tiên tuyệt đối, rồi sau biến thành sự tò mò. Sự tò mò và can đảm để xem xét kỹ lưỡng các mục tiêu và tầm nhìn ở cấp độ vĩ mô ở mỗi công ty, và sau đó là cấp độ vi mô ở mỗi cá nhân. Những việc nào thuộc về mục tiêu chung? Làm sao để nhóm của mình làm việc tốt nhất? Điều gì làm cho các thành viên hòa hợp? Điều gì là quan trọng nhất đối với nhóm này? Điều gì quan với cá nhân này trong nhóm? Tôi có thể làm gì để mang lại niềm vui trong công việc và giúp nhân viên phát triển và thành công?
Ý thức làm cho nhân viênhạnh phúc phải đến từ động lực đạo đức của bạn, bởi vì đó là "điều đúng đắn". Giá trị mà nó mang lại: kích thích kinh doanh, mối tương quan giữa hạnh phúc và hiệu suất nên là một động lực mạnh mẽ cho bất cứ ai đang khẩn thiết muốn xây dựng một nhóm làm việc.
May mắn là, trong thế giới mới này, nơi công nghệ ngự trị, sẽ không có doanh nghiệp nào tồn tại nếu không chuyển đổi kỹ thuật số, và con đường nhanh nhất để đi đến đó, chính là tận dụng những cách làm việc mới. Và những người chỉ dựa vào “con số” để đánh giá năng lực, thì sẽ không thực sự thành công khi không có những nhân viên hạnh phúc.
Hãy áp dụng điều này vì "nó đúng" hoặc bởi vì "nó mang lại lợi nhuận", hoặc vì cả hai lý do trên. Nhưng trước hết, nếu bạn muốn gặt hái kết quả, hãy trở thành Giám đốc Hạnh phúc mà nhóm của bạn xứng đáng có.
Theo Internet