Năm 1903, Thomas Edison đã từng bày tỏ quan ngại của ông về việc chăm sóc sức khỏe ở thời đại đó và tuyên bố rằng:
“Trong tương lai, bác sĩ sẽ không kê toa thuốc, mà hướng dẫn bệnh nhân quan tâm đến cơ thể nhiều hơn, thông qua chế độ ăn uống, và tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh tật.”
Hơn 100 năm đã trôi qua và ngày nay chúng ta vẫn có cùng những quan ngại về việc chăm sóc sức khỏe, với nhiều mô hình khác nhau cố gắng định nghĩa yếu tố nào làm nên “cơ thể người”. Chúng ta có đang tiến gần hơn trong việc cải thiện chế độ chăm sóc bệnh nhân và tạo ra hứng thú cho người bệnh trong việc “quan tâm đến cơ thể nhiều hơn, và tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh tật?” Bác sĩ ngày nay định nghĩa cơ thể người như thế nào? Quan trọng hơn hết, y học hiện tại sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe như thế nào trong tương lai? Chúng ta có đang tìm về các Phương pháp điều trị y học cổ xưa được thực hành ở Ấn Độ và Trung Quốc hơn 5,000 năm trước hay không? Người thương gia, đồng thời là nhà sáng tạo vĩ đại nhất của Hoa Kỳ đã đưa ánh sáng đến cho chúng ta để tăng cường thị giác, đưa khả năng ghi và bật lại âm thanh để tăng cường thính giác, và đem đến hình ảnh chuyển động để giúp ta giải trí. Ông cũng cung cấp những kiến thức để duy trì sự sống trong môi trường tự nhiên, nhưng chúng ta lại quên đi phát minh của ông về việc chăm sóc cơ thể người.
Khi sức khỏe được định nghĩa là “trạng thái tự do khỏi bệnh tật hay chấn thương”, điều này có gây ra niềm tin sai lầm rằng khỏe mạnh đồng nghĩa với việc không đau đớn? Mô hình y sinh của sức khỏe chỉ tập trung vào các nhân tố sinh học, và phân tách các vấn đề thể chất ra khỏi tâm trí, tinh thần, môi trường, và ảnh hưởng xã hội. Lời thề “Tôi xin thề sẽ không gây thương tổn,” không có trong Lời Thề Hippocrates của bác sĩ, vậy thì các mô hình y sinh với mục đích đạt được mẫu hình đạo đức này sẽ được tuân thủ như thế nào? Với vấn nạn phụ thuộc vào dược lý học và lạm dụng phẫu thuật ngoại khoa, bác sĩ ngày nay không tạo điều kiện thuận lợi cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, mà đang giới hạn những kết quả tích cực lâu dài bằng việc dựa dẫm trên các mô hình của y sinh.
Mô hình y sinh khiến cho bệnh nhân ít được hồi phục và càng bị động hơn, đồng thời, mô hình này không đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mọi người so với mô hình tâm-sinh-xã, mà chỉ điều trị dựa trên hóa chất.
Mô hình này cho rằng: 1. Tất cả các triệu chứng bệnh đều có một nguyên nhân duy nhất, 2. Căn nguyên bệnh luôn luôn là nguyên nhân duy nhất, và 3. Loại bỏ căn nguyên bệnh sẽ khiến chúng ta khỏe mạnh. Vòng tuần hoàn của chăm sóc bệnh như thế này dẫn đến hệ quả mà tôi goi là “5N”: Negligence (sơ suất), NSAID’s (Thuốc kháng viêm), Narcotics (Chất gây nghiện), Noncompliance (trái quy tắc), và Negative outcomes (hậu quả tiêu cực), đồng thời, không thể hiện được việc “quan tâm đến cơ thể người”.
Lịch sử điều trị các cơn đau bắt đầu từ 5,000 năm trước công nguyên với việc trồng anh túc để đem đến cảm giác hạnh phúc và cắt cơn đau. Điều này được Homer nhắc đến trong cuốn “The Odyssey”, kể về Telemacus, người đàn ông đã sử dụng thuốc phiện để dịu cơn đau và quên đi lo lắng. Một số nền văn hóa nghiên cứu về thuốc giảm đau và khuyến khích việc sử dụng chúng, trong khi những nền văn hóa khác lại xem nỗi đau như một cảm xúc nền tảng để sinh tồn. Sự tiến hóa của môi trường mà con người sinh sống đã làm thay đổi nhận định về việc trải nghiệm nỗi đau, và suốt nhiều thế kỷ qua đã có nhiều nghiên cứu về cơ cấu của nỗi đau, từ những nghiên cứu từ xa xưa của Aristotle và Hipporcates, đến những nghiên cứu của Descartes ở thời kỳ trung đại. Dường như đều có liên quan đến thuyết “Cổng Kiểm Soát Nỗi Đau” và cân nhắc về tầm ảnh hưởng của tâm lý trên “cơ thể người” và môi trường mà con người đang sinh sống
Vậy chúng ta thể hiện “quan tâm đến cơ thể nhiều hơn, thông qua chế độ ăn uống, và tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh tật.” như thế nào?