1 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

1 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

1 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

1 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

1 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận
Trang chủ / Blog / Sức khoẻ toàn diện

11 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

11 Cách Để Loại Bỏ Tức Giận

Xếp hàng dài chờ đợi, đối phó với sự “cà khịa” của đồng nghiệp, gian nan vượt qua những đoạn đường tắc nghẽn – tất cả những điều này đều có thể trở nên quá sức với bạn. Tức giận với những điều khó chịu diễn ra hàng ngày như thế này có thể là cách mà bạn phản ứng với căng thẳng, và việc dành thời gian để bực tức có thể hủy hoại con người bạn.

Âm thầm tức giận hoặc bùng phát cơn giận đều gây tổn thương đến các mối quan hệ cá nhân hoặc công việc của bạn. Không những thế, tức giận còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thường xuyên kìm nén tức giận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm cao huyết áp và rối loạn lo âu  

Tin vui là bạn có thể học cách quản lý và điều phối cơn giận theo hướng tích cực. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã chỉ ra rằng nếu sự tức giận được thể hiện một cách lành mạnh có thể giúp bạn không bị các bệnh về tim mạch.

Hít thở sâu

Khi đang nóng giận, bạn rất dễ không quan tâm đến sự hô hấp của cơ thể. Nhưng việc hít thở chậm khi đang giận dữ giúp bạn đi vào trạng thái “đánh hay tránh”.

Để làm được điều này, hãy cố gắng hít thở chậm bằng bụng, thay vì bằng ngực như thông thường. Việc này giúp cơ thể bạn trở nên bình tĩnh hơn.

Bạn cũng có thể luyện tập phép thở này thường xuyên:

  • Tìm một cái ghế hoặc nơi nào đó mà bạn có thể ngồi thoải mái, để cổ và vai hoàn toàn thả lỏng.
  • Hít sâu bằng mũi, tập trung vào bụng và cảm nhận bụng đang to ra.
  • Thở ra bằng miệng.
  • Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày trong 5-10 phút hoặc lâu hơn tùy vào điều kiện của bạn.

Niệm những từ thư giãn

Lặp đi lặp lại một cụm từ có thể hỗ trợ bạn bộc lộ những cảm xúc tiêu cực, bao gồm giận dữ và hoang mang lo lắng.

Lặp lại một cách chậm rãi, “Thoải mái đi,” hoặc “Mọi thứ sẽ ổn thôi,” khi bạn cảm thấy bế tắc với tình huống đang gặp phải. Bạn có thể nói lớn những cụm từ này, hoặc thì thầm, hoặc thậm chí chỉ cần suy nghĩ trong đầu.

Bạn cũng có thể lập một danh sách các cụm từ và lưu vào trong điện thoại, như một nhắc nhở nhanh trước mỗi lần thuyết trình hoặc một buổi họp căng thẳng.

Hình dung tưởng tượng

Tìm một nơi yên bình giữa chuyến bay đang bị trì hoãn hoặc công việc đang bị đình trệ có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.

Khi đấu vật với sự căng thẳng đang sôi sục, hãy cố vẽ ra một hình ảnh trong đầu để làm dịu cơ thể và não bộ của bạn:

  • Nghĩ về một nơi hoặc tưởng tưởng ra một nơi khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, yên bình và an toàn. Có thể là nơi bạn đã đi leo núi năm ngoái, hoặc bãi biển tươi mát mà bạn vẫn mong muốn ghé qua.
  • Tập trung vào những chi tiết của nơi đó bằng cách tưởng tượng bản thân đang thực sự ở nơi đó. Bạn có ngửi thấy gì không? Nhìn thấy gì không? Nghe thấy gì không?
  • Chú ý tới sự hít thở của bạn và giữ những hình ảnh này trong đầu cho đến khi bạn cảm thấy sự lo lắng đang rời khỏi bạn.

Di chuyển cơ thể trong chánh niệm

Đôi khi, ngồi một chỗ càng khiến cho bạn cảm thấy lo lắng hơn. Di chuyển cơ thể trong chánh niệm bằng cách luyện tập yoga hoặc các hoạt động giúp thư giãn khác có thể loại bỏ sự căng cơ của bạn.

Lần tới, khi bạn rơi vào tình huống căng thẳng, hãy thử đi bộ hoặc thậm chí nhảy múa nhẹ nhàng để tâm trí quên đi sự căng thẳng.

Kiểm tra tư tưởng của bạn

Những lúc quá căng thẳng có thể làm thay đổi nhận thức của bạn về cuộc sống, khiến bạn cảm thấy thế giới này chống đối bạn. Mỗi khi bạn cảm thấy sự giận dữ đang trỗi dậy, hãy kiểm tra nhận thức của bạn.

Mỗi người đều có những ngày không tươi đẹp, nhưng ngày mai luôn luôn đem lại sự khởi đầu mới.

Thể hiện lo lắng của bạn

Bùng nổ giận dữ không giúp ích được gì, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể thổ lộ những lo lắng của bạn cho một người bạn tin cậy hay người thân về ngày không tốt của bạn. Thêm vào đó, cho phép bản thân giải thoát sự tức giận giúp ngăn chặn cơn giận trỗi dậy ở bên trong.

Làm dịu giận dữ bằng hài hước

Tìm kiếm sự hài hước trong giây phút bùng nổ có thể giúp bạn giữ được trạng thái cân bằng tư tưởng. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn chỉ cười những vấn đề đang gặp phải, mà là nhìn nhận vấn đề với tâm thế nhẹ nhàng hơn.

Mỗi khi bạn cảm thấy sự tức giận sắp bùng nổ, hãy nghĩ xem người ngoài sẽ nhìn nhận cảnh tượng này như thế nào? Liệu cách bạn thể hiện có khiến họ cảm thấy hài hước?

Khi bạn không quan trọng hóa mọi việc, bạn sẽ có cơ hội nhìn ra những vấn đề nhỏ hàng ngày trông như thế nào trong bức tranh toàn cảnh của cuộc đời bạn.

Thay đổi môi trường sống

Cho bản thân một kỳ nghỉ bằng cách tặng cho bản thân những khoảng thời gian cá nhân, tách ra khỏi môi trường sống hiện tại

Nếu nhà bạn bừa bộn và khiến bạn căng thẳng, bạn có thể lái xe đi đâu đó hoặc ra ngoài đi bộ. Bạn sẽ thấy rằng bản thân sẵn sàng để dọn dẹp “bãi chiến trường” khi bạn trở lại.

Nhận ra “cò súng” và tìm kiếm “điều thay thế”

Nếu đường đi làm hàng ngày biến bạn trở thành trái banh nóng giận và căng thẳng, hãy tìm một con đường khác hoặc rời khỏi nhà sớm hơn. Bạn có một đồng nghiệp lúc nào cũng tạo tiếng ồn khi di chuyển? Hãy tìm mua những tai nghe cắt giảm tiếng ồn

Mấu chốt ở đây chính là tìm hiểu xem điều gì kích thích cơn giận của bạn. Một khi bạn đã nhận thức được chúng là gì, bạn có thể tránh rơi vào “cái bẫy” của chúng.

Nếu bạn không chắc cơn giận của bạn đến từ đâu, hãy nhắc nhở bản thân dừng lại suy nghĩ khi bạn cảm thấy tức giận. Sử dụng thời gian đó để nghĩ xem điều gì đã khiến bạn trở nên tức giận như vậy. Có phải do một người cụ thể nào đó? Bạn đã làm gì? Bạn đã cảm thấy gì?

Tập trung vào những điều bạn trân trọng

Chăm chăm vào những điều không may xảy đến với bạn dường như là điều tự nhiên mà bạn hay làm, nhưng điều này không giúp ích gì được cho bạn cả.

Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp đã xảy ra. Nếu bạn không thể tìm thấy điểm sáng trong ngày của bạn, bạn có thể nghĩ rằng mọi chuyện có thể đã xấu hơn những gì xảy ra, và cảm thấy may mắn vì điều đó.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn cảm thấy giận dữ hoặc buồn bã, điều đó hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn không thể đánh bay tâm trạng tồi tệ hoặc thường xuyên cảm thấy ngập trong giận dữ, bạn nên tìm đến bác sĩ

Nếu cơn giận của bạn ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ và sức khỏe của bạn, nói chuyện với chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn vượt qua được nguồn cơn của giận dữ và giúp bạn phát triển những phương pháp giải quyết tốt hơn.

 

                                                                                                                                                                    Nguồn: www.healthline.com